Thơ XƯỚNG - HỌA
Bài Xướng
NHỚ XƯA!
Trăn trở bao năm khiến sớm già
Nhớ xưa chiến trận đã xông pha
Vì quân cướp nước nên cương quyết
Bởi lũ hại dân không thể tha
Lưu lạc xứ người đâu khổ mãi
Trở về quê cũ sẽ vui ca
Kiên gan bền chí là nòng cốt
Thu phực cơ đồ sông núi nhà.
*
Doãn Thường 26.4.2018
Bài Hoạ 1
RỒI ĐÂY
(Họa nguyên vân)
Lưu lạc nhiều năm cũng phải già
Hãy xem gian khổ tựa như pha
Bao năm chiến đấu vì cương quyết
Bè lũ cộng nô khó thể tha
Còn bọn tham quan còn khổ mãi
Tìm đâu tiếng hát với lời ca
Xứ người rồi đây vùi xương cốt
Cứ tạm xem như một mái nhà
***
26/4/2018
Song
Anh
oOo
Bài
Hoạ 2:
CHẲNG CHỐNG CỘNG LÀM SAO CỨU
NƯỚC NHÀ ? (1)
Tranh đấu không phân trẻ với già
Tấm lòng ái quốc khó phôi pha
Mưu gian phải diệt, hằng thề quyết
Kế độc cần trừ, chớ thứ tha
Ác đảng non sông lo phát mãi (2)
Tham quan ngày tháng sống âu ca (3)
Việt gian, Việt cộng là đồng cốt (4)
Chẳng chống làm sao cứu nước nhà ???
Nguyễn Đạt
27-4-2018
(1) "Chúng cháu chỉ chống Ác mà không chống Cộng, vì đối với tuổi trẻ chúng cháu, chống Cộng là một khái niệm quá mơ hồ " (Trần Kiều Ngọc)
(2) VC đang bán giang sơn và dân tộc VN cho Trung Cộng .
(3) Nhà nước VC tham ô nhũng lạm đầy dẫy, quan chức VC tha hồ bóc lột, hút máu dân lành đến tận xương tủy .
(4) Một đồng một cốt chúng nó tìm đủ mọi cách để xoá tội VC bằng cách thay đổi ý nghĩa ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư bằng ngày "Diễn Hành cho Tự Do", ngày "Nam Việt Nam", ngày "Hành Trình Tìm Tự Do", không cho người Việt Quốc Gia Tị Nạn VC được quyền thù hận VC (đang tiếp tục buôn dân bán nước) nữa !!!
NƯỚC NHÀ ? (1)
Tranh đấu không phân trẻ với già
Tấm lòng ái quốc khó phôi pha
Mưu gian phải diệt, hằng thề quyết
Kế độc cần trừ, chớ thứ tha
Ác đảng non sông lo phát mãi (2)
Tham quan ngày tháng sống âu ca (3)
Việt gian, Việt cộng là đồng cốt (4)
Chẳng chống làm sao cứu nước nhà ???
Nguyễn Đạt
27-4-2018
(1) "Chúng cháu chỉ chống Ác mà không chống Cộng, vì đối với tuổi trẻ chúng cháu, chống Cộng là một khái niệm quá mơ hồ " (Trần Kiều Ngọc)
(2) VC đang bán giang sơn và dân tộc VN cho Trung Cộng .
(3) Nhà nước VC tham ô nhũng lạm đầy dẫy, quan chức VC tha hồ bóc lột, hút máu dân lành đến tận xương tủy .
(4) Một đồng một cốt chúng nó tìm đủ mọi cách để xoá tội VC bằng cách thay đổi ý nghĩa ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư bằng ngày "Diễn Hành cho Tự Do", ngày "Nam Việt Nam", ngày "Hành Trình Tìm Tự Do", không cho người Việt Quốc Gia Tị Nạn VC được quyền thù hận VC (đang tiếp tục buôn dân bán nước) nữa !!!
oOo
Bài họa 3
QUỐC
HẬN
Nắm tay
nhau nhé, trẻ bên già
Đừng nản
đường dài máu lệ pha
Dân tộc
cộng thiêu, mau giải quyết
Quê hương
đảng bán, chớ buông tha
Thành Đô
lừa bịp màn thương mãi (1)
Thương nữ vui đùa cảnh xướng ca (2)
Quốc hận,
đau này ta khắc cốt
Phải đền
nợ nước trả thù nhà !
Ngô Minh
Hằng
28/4/2018
1- Hội
Nghị Thành Đô do VC và Trung cộng ký kết với nhau để bán mua sông núi
của dân tộc VN.
2- Thơ Đỗ
Mục:
"Thương
nữ bất tri vong quốc hận
Cách
giang do xướng Hậu Đình Hoa"
Điển tích
đời Hậu Trần, Trần Hậu chủ (583-587) là Trần Thúc Bảo, một ông vua nổi
tiếng phong lưu, thích ca ngâm đàn vịnh, hậu cung lúc nào cũng có hàng
ngàn mỹ nhân tuyệt sắc.
Hằng đêm, Trần Hậu chủ bày yến tiệc, họp các mỹ nhân uống rượu tại lầu
Lâm Xuân cùng với các học sĩ ngâm thơ xướng họa. Khi có những bài thơ hay, nhà
vua cho chép lại thành tập và phổ vào khúc đàn để những cung nữ hát xướng suốt
đêm, trong đó có tập Hậu Đình Hoa. Hậu Đình Hoa
sưu tập những bài thơ bay bướm, dâm đãng. Trần Hậu chủ bỏ bê việc
triều chính, say sưa bên cạnh mỹ nữ ca hát bên tiệc rượu làm cho đất nước suy đồi.
Vua nhà Tùy (589-617) là Văn Đế thừa dịp nhà Hậu Trần suy vi đem quân sang vây đánh. Nhà Hậu Trần bị diệt vong. Người ta cho rằng sở dĩ nước mất nhà tan cũng do khúc hát "Hậu Đình Hoa" ấy, vì có tính cách ủy mỵ, dâm dật. "Hậu Đình Hoa" chỉ về khúc ca vong quốc.
Vua nhà Tùy (589-617) là Văn Đế thừa dịp nhà Hậu Trần suy vi đem quân sang vây đánh. Nhà Hậu Trần bị diệt vong. Người ta cho rằng sở dĩ nước mất nhà tan cũng do khúc hát "Hậu Đình Hoa" ấy, vì có tính cách ủy mỵ, dâm dật. "Hậu Đình Hoa" chỉ về khúc ca vong quốc.
(trích "Khúc Hậu Đình Hoa" trong Điển Hay, Tích Lạ)
No comments:
Post a Comment