EM BÉ VIỆT NAM
TRÊN LỀ ĐƯỜNG HÀ NỘI
(cảm xúc qua lời kể của một người)
TRÊN LỀ ĐƯỜNG HÀ NỘI
(cảm xúc qua lời kể của một người)
*
Phố xá bừng lên trong nắng mơ
Bên lề, rác rưởi, bụi bay mờ
Có hai em bé ngồi buồn bã
Bên chiếc ca nhôm, dáng đợi chờ
*
Chốc chốc thằng em lại nấc lên
Tôi nghe trong gió, tiếng em rên
Thằng anh - đứa lớn - ôm em, dỗ
Út nín đi em, đợi có tiền...
*
Anh sẽ mua cho cái bánh nè...
Mua cơm, hai đứa chúng mình chia
Anh cho em hết đồ ăn nữa
Bố với anh Hai cũng sắp về ...
*
Lau mắt, thằng em cố mỉm cười
Cười mà như mếu, gọi : Anh ơi...
Sắp về?...bố với anh Hai hả...
Sao bỏ mình đi ? Út giận rồi !
*
Thấy lạ, tôi bèn đến cạnh em
Dịu dàng, gợi chuyện để làm quen
Em ơi, gió lạnh hay đời lạnh
Mà mắt thơ ngây lệ ướt rèm ???
*
Em thả nỗi buồn trong nắng thu
Nói như gió thở giữa sương mù
Mẹ đau, không thuốc khi sanh Út
Và chết ngày cha ở chiến khu !
*
Cu Út thua em bốn tuổi đời
Em thương Út lắm, Út mồ côi
Sanh chưa đầy tháng thì me mất
Mất một tình thương lớn nhất đời !
*
Hơn một năm sau mới được tin
Cha về, mộ mẹ đã rêu in
Cha về với một bàn chân cụt
Lặng lẽ buồn như một bóng chim
*
Gặp lại, nào cha có thể ngờ
Con đầu làm mẹ mớm em thơ
Áo không đủ ấm, khoai ngô thiếu
Trong túp lều tranh ngập nắng mưa !
*
Cha sống âm thầm nuôi đám con
Trồng rau, bới củ để sinh tồn
Nhưng rồi giông bão không ngừng đến
"Qui hoạch" người ta lấy thửa vườn !
*
Nguồn sống, nên cha chẳng chịu giao
Thế là "CHỐNG ĐẢNG", buộc cha vào
Anh Hai phản đối người giam bố
Đảng bắt anh về trại cải lao !
*
Từ đấy chúng em ngủ vỉa hè
Sống đời “hạnh phúc” đảng từng khoe!
Nên dù gió lạnh Đông, Thu đến
Có thấm đâu bằng cái lạnh kia !
*
Cái lạnh từ tim của đám người
Tên là Việt cộng đấy, anh ơi
Họ không còn chút gì nhân tính
Là thú rừng sâu, hiểm ác thôi !
*
Út khóc, thằng anh lại dỗ em
Nín đị, nín nhé, nín anh xem
Nín, anh mua cháo em ăn đỡ
Anh biết em anh đã đói mèm !
*
Trời ạ, lòng tôi đắng, mắt cay
Đau thương sao có nỗi đau này!
Đời em đến thế vì ai nhỉ
Bé Việt Nam sao phải đọa đầy ???
*
Đứng lặng nhìn em, đứng nghẹn ngào
Nói gì? tôi biết nói làm sao ???
Tôi đưa, em nhận mươi đồng bạc
Em bỏ vào ca, nước mắt trào !
Bên lề, rác rưởi, bụi bay mờ
Có hai em bé ngồi buồn bã
Bên chiếc ca nhôm, dáng đợi chờ
*
Chốc chốc thằng em lại nấc lên
Tôi nghe trong gió, tiếng em rên
Thằng anh - đứa lớn - ôm em, dỗ
Út nín đi em, đợi có tiền...
*
Anh sẽ mua cho cái bánh nè...
Mua cơm, hai đứa chúng mình chia
Anh cho em hết đồ ăn nữa
Bố với anh Hai cũng sắp về ...
*
Lau mắt, thằng em cố mỉm cười
Cười mà như mếu, gọi : Anh ơi...
Sắp về?...bố với anh Hai hả...
Sao bỏ mình đi ? Út giận rồi !
*
Thấy lạ, tôi bèn đến cạnh em
Dịu dàng, gợi chuyện để làm quen
Em ơi, gió lạnh hay đời lạnh
Mà mắt thơ ngây lệ ướt rèm ???
*
Em thả nỗi buồn trong nắng thu
Nói như gió thở giữa sương mù
Mẹ đau, không thuốc khi sanh Út
Và chết ngày cha ở chiến khu !
*
Cu Út thua em bốn tuổi đời
Em thương Út lắm, Út mồ côi
Sanh chưa đầy tháng thì me mất
Mất một tình thương lớn nhất đời !
*
Hơn một năm sau mới được tin
Cha về, mộ mẹ đã rêu in
Cha về với một bàn chân cụt
Lặng lẽ buồn như một bóng chim
*
Gặp lại, nào cha có thể ngờ
Con đầu làm mẹ mớm em thơ
Áo không đủ ấm, khoai ngô thiếu
Trong túp lều tranh ngập nắng mưa !
*
Cha sống âm thầm nuôi đám con
Trồng rau, bới củ để sinh tồn
Nhưng rồi giông bão không ngừng đến
"Qui hoạch" người ta lấy thửa vườn !
*
Nguồn sống, nên cha chẳng chịu giao
Thế là "CHỐNG ĐẢNG", buộc cha vào
Anh Hai phản đối người giam bố
Đảng bắt anh về trại cải lao !
*
Từ đấy chúng em ngủ vỉa hè
Sống đời “hạnh phúc” đảng từng khoe!
Nên dù gió lạnh Đông, Thu đến
Có thấm đâu bằng cái lạnh kia !
*
Cái lạnh từ tim của đám người
Tên là Việt cộng đấy, anh ơi
Họ không còn chút gì nhân tính
Là thú rừng sâu, hiểm ác thôi !
*
Út khóc, thằng anh lại dỗ em
Nín đị, nín nhé, nín anh xem
Nín, anh mua cháo em ăn đỡ
Anh biết em anh đã đói mèm !
*
Trời ạ, lòng tôi đắng, mắt cay
Đau thương sao có nỗi đau này!
Đời em đến thế vì ai nhỉ
Bé Việt Nam sao phải đọa đầy ???
*
Đứng lặng nhìn em, đứng nghẹn ngào
Nói gì? tôi biết nói làm sao ???
Tôi đưa, em nhận mươi đồng bạc
Em bỏ vào ca, nước mắt trào !
*
Ngô Minh Hằng
No comments:
Post a Comment